Đây là phương pháp ép cọc phổ biến, nhằm đảm bảo cho công trình không bị sụt lún sau khi xây dựng và đưa vào sử dụng, giúp tăng khả năng chịu lực cho đất nền hay còn gọi là biện pháp xây dựng nền móng. Với những công trình càng cao tầng thì nền móng càng phải được chú trọng và xây dựng phức tạp để đảm bảo độ chắc chắn và an toàn trong thời gian dài.
1. Đúc và ép cọc trước khi thi công
Dùng cọc bê tông đã được đúc sẵn đưa xuống nền vững chắc bằng các công cụ, máy móc hỗ trợ cần thiết. Sau khi đã xây nền móng xong mới thi công công trình xây dựng. Biện pháp này rất phổ biến và hầu như khi nói đến ép cọc người ta sẽ nghĩ ngay đến biện pháp này.
Lợi thế của phương pháp này là:
– Dễ thi công do mặt bằng rộng, trống và không có vật cản trở thi công;
– Dễ dàng khắc phục những tình trạng bất thường do đất nền gây ra trong quá trình thi công;
– Hạn chế tiếng ồn và ảnh hưởng đến những công trình xung quanh;
– Công trình chất lượng cao, dễ đánh giá và kiểm tra.
2. Đúc ép cọc sau khi thi công
Biện pháp này ít được biết đến hơn nhưng mang lại hiệu quả tốt đối với một số công trình. Hiểu đơn giản là phương pháp này sẽ thực hiện sau khi thi công công trình, dùng trong trường hợp mặt bằng hẹp và công trình đã có dấu hiệu sụt lún, nghiêng hoặc nứt ra.
Lợi thế:
– Thời gian thi công nhanh chóng cùng chi phí phải chăng thích hợp với những công trình nhỏ;
– Dụng cụ ép cọc đơn giản như máy kích là và giá đỡ. Không cần dùng đến công cụ, thiết bị lớn, cồng kềnh.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm đơn vị thi công đúc và ép cọc bê tông nghệ an chuyên nghiệp để tránh các rủi ro khi thi công và đưa ra các phương án tối ưu nhất cho công trình, thì Ép Cọc Anh Tiến chắc chắn là lựa chọn vô cùng tin cậy cho bạn.